TRẦM CẢM – CĂN BỆNH CỦA THẾ HỆ MỚI

Hẳn là ai trong chúng ta cũng từng đôi lần nghe về trầm cảm và những hậu quả tiêu cực mà nó mang lại. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã có đủ hiểu biết để nhận thức sâu sắc về căn bệnh gây tự tử hàng đầu này chưa?

Trầm cảm là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, cảm xúc của bạn sẽ có lúc thăng, lúc trầm, lúc bình bình. Còn trầm cảm có thể hiểu nôm na là cảm giác, cảm xúc của bản thân bị “trầm” xuống trong một thời gian dài.

Về mặt sinh học, lúc này các hoạt động của não bộ bị rối loạn tạo ra cảm giác buồn chán, thiếu động lực và ý nghĩa trong cuộc sống.

Trầm cảm
Trầm cảm

Những biểu hiện của căn bệnh

– Về mặt tinh thần: buồn chán, thiếu động lực, hứng thú, không tìm ra ý nghĩa cuộc sống, khó tập trung, dễ nóng nảy, hay suy nghĩ tiêu cực.

– Về mặt cơ thể: kén ăn, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn giấc ngủ (ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều), cơ thể mệt mỏi,…

Nguyên nhân gây ra trầm cảm

– Stress, các căng thẳng trong công việc, gia đình và cuộc sống trong 1 thời gian dài, không tìm ra lời giải. Cuộc sống không như ý, môi trường sống nhiều độc hại.

– Một hoặc nhiều biến cố trong quá khứ gây đau buồn kéo dài.

– Thường xuyên dùng các thuốc kích thích thần kinh: an thần, rượu, thuốc lá, ma túy,… Hoặc bị chấn thương não.

via GIPHY

Làm gì khi nhận thấy bản thân bị trầm cảm?

Điều tốt nhất nên làm khi có dấu hiệu trầm cảm là gặp các bác sĩ tâm lý.

Nếu bệnh nhẹ hơn có thể tâm sự với người thân mình tin tưởng, tham gia các hoạt động cộng đồng để trải nghiệm và tạo ra những cảm xúc tích cực.

Dinh dưỡng có thể cải thiện tâm trạng

– Ăn nhiều rau củ quả, các loại đậu như Vegan Protein để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.

– Cá thu, cá hổi, cá ngừ, cá trích,… để bổ sung vitamin D, omega-3.

– Giảm cà phê, rượu bia, thuốc lá. Hạn chế thức ăn nhiều đường, dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ hộp.

– Bổ sung sâm hoạt huyết dưỡng não.

via GIPHY

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

– Mở lòng chia sẻ cho người thân mình tin tưởng về khó khăn trong cuộc sống. Nhờ hỗ trợ để giảm bớt gánh nặng tài chính, công việc, gia đình,…

– Tham gia nhiều hoạt động xã hội, thiện nguyện. Dành thời gian cho sở thích nào đó của mình.

– Luyện tập thể dục thể thao.

Bạn hay người thân có những biểu hiện nào của trầm cảm không?

Dù bạn có biết về trầm cảm hay không thì nó vẫn hiện hữu xung quanh cuộc sống của bạn, len lỏi vào từng ngóc ngách và âm thầm gây ra những tổn thương cho chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *